Tây Nguyên, vùng cao nguyên rộng lớn, nổi tiếng với những vườn cà phê, bơ, sầu riêng bạt ngàn. Khu vực này còn mang đậm nét văn hóa và ẩm thực phong phú, đặc sắc của các dân tộc thiểu số. Hãy cùng khám phá Tây Nguyên bao gồm những tỉnh nào, vị trí địa lý, và tiềm năng phát triển bất động sản tại đây.
1. Đôi Nét Về Tây Nguyên
Những thông tin chung về Tây Nguyên được chia sẻ sau đây sẽ giúp bạn biết được Tây Nguyên ở đâu, giáp với vùng nào, có bao nhiêu đồng bào dân tộc đang sinh sống,…
Tây Nguyên Ở Đâu, Thuộc Miền Nào?
Tây Nguyên là một tiểu vùng cao nguyên nằm ở Nam Trung Bộ, với diện tích khoảng 54.548 km² và dân số khoảng 6 triệu người, trong đó có 2,2 triệu người thuộc các dân tộc thiểu số. Trên bản đồ Việt Nam, Tây Nguyên thuộc miền Trung. Nơi đây nổi bật với cảnh quan hoang sơ, hùng vĩ, khí hậu mát mẻ, dễ chịu, cùng nền văn hóa và ẩm thực phong phú, đặc sắc, thu hút đông đảo du khách đến tham quan và trải nghiệm.
Tây Nguyên nằm ở Nam Trung Bộ. Ảnh: vietnamland.vn
Tây Nguyên Giáp Với Vùng Nào?
Tây Nguyên tiếp giáp với nhiều tỉnh trong nước và một số tỉnh của các quốc gia láng giềng, cụ thể như sau:
Phía bắc giáp tỉnh Quảng Nam.
Phía nam giáp các tỉnh Đồng Nai và Bình Phước.
Phía đông giáp các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.
Phía tây giáp các tỉnh Attapeu (Lào), Ratanakiri và Mondulkiri (Campuchia).
Tây Nguyên Gồm Những Dân Tộc Nào?
Ngoài câu hỏi Tây Nguyên gồm những tỉnh nào, nhiều người cũng quan tâm đến các đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống tại đây. Vậy Tây Nguyên có những dân tộc nào và những nét đặc trưng trong đời sống, văn hóa, tâm linh của họ là gì?
Tây Nguyên là nơi sinh sống của 52 trong số 54 dân tộc của Việt Nam. Ngoài người Kinh, nơi đây còn có các đồng bào dân tộc thiểu số bản địa đã sinh sống qua nhiều thế kỷ, bao gồm:
Dân tộc Ê Đê: Chủ yếu sinh sống ở tỉnh Đắk Lắk và phía nam tỉnh Gia Lai, với nền văn hóa đặc sắc, chế độ mẫu hệ, thờ nhiều thần linh và các trường ca, sử thi hùng tráng.
Dân tộc Bana: Tập trung ở Kon Tum, sống chủ yếu bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi, cũng như đan chiếu, dệt lưới, làm gùi, và rèn.
Dân tộc Gia Rai: Chủ yếu cư trú ở Gia Lai, Kon Tum và Đắk Lắk, sinh sống bằng nghề chăn nuôi (nuôi voi) và làm nương rẫy.
Dân tộc M’nông: Tập trung ở Đắk Lắk, Lâm Đồng và Bình Phước, nổi tiếng với nghề săn bắt và thuần dưỡng voi.
Đồng bào Ê Đê đông nhất và sinh sống lâu đời nhất tại Tây Nguyên. Ảnh:daklak.city
2. Tây Nguyên Gồm Những Tỉnh Nào?
Như đã nói ở trên, Tây Nguyên là một tiểu vùng bao gồm nhiều tỉnh nằm ở miền Trung nước ta. Vậy Tây Nguyên có mấy tỉnh và phân loại đô thị như thế nào?
Tây Nguyên bao gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng, xếp theo thứ tự từ Bắc xuống Nam. Phân chia theo khí hậu và địa hình, Tây Nguyên được chia thành ba vùng: Bắc Tây Nguyên, Trung Tây Nguyên và Nam Tây Nguyên. Cụ thể:
Bắc Tây Nguyên gồm hai tỉnh: Kon Tum và Gia Lai.
Trung Tây Nguyên bao gồm hai tỉnh: Đắk Lắk và Đắk Nông.
Nam Tây Nguyên có một tỉnh là Lâm Đồng.
Trong 5 Tỉnh Tây Nguyên, Tỉnh Nào Giàu Nhất?
Xét theo GRDP – chỉ số kinh tế đo lường giá trị tổng cộng tất cả các hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong khu vực Tây Nguyên, Đắk Lắk là tỉnh có chỉ số cao nhất, đạt 84.887 tỷ đồng, chiếm 28,1% GRDP vùng (báo cáo của Tổng Cục Thống kê giai đoạn 2011 – 2020).
Phân Loại Đô Thị Tại Tây Nguyên
Tây Nguyên không có thành phố trực thuộc trung ương, chỉ có các thành phố trực thuộc tỉnh, bao gồm:
Trong số này, thành phố Pleiku (Gia Lai), Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), và Đà Lạt (Lâm Đồng) được xếp vào đô thị loại 1. Bên cạnh đó, Tây Nguyên còn có 2 đô thị loại 3, 11 đô thị loại 4 và 43 đô thị loại 5.
Bản đồ 5 tỉnh khu vực Tây Nguyên. Ảnh: maisonoffice.vn
3. Tiềm Năng Thị Trường Bất Động Sản Tây Nguyên
Khác với các tỉnh thành và khu vực khác, nơi quỹ đất ngày càng hạn chế, Tây Nguyên đang trở thành điểm đến hấp dẫn đối với các “ông lớn” trong lĩnh vực bất động sản. Vậy đâu là lý do khiến Tây Nguyên thu hút các tổ hợp khu đô thị và dự án du lịch nghỉ dưỡng quy mô lớn từ các nhà đầu tư danh tiếng như Tập đoàn Vingroup, Tập đoàn Ecopark, Tập đoàn Him Lam?
Quỹ Đất Dồi Dào
Đây có thể là lý do chính khiến Tây Nguyên trở thành “miếng bánh hấp dẫn” đối với các nhà đầu tư bất động sản. Với diện tích tự nhiên rộng lớn, quỹ đất phong phú và giá đất hợp lý, nhiều nhà đầu tư đã không ngần ngại chuyển hướng đầu tư. Thay vì phát triển dự án tại Hà Nội, TP.HCM hay Đà Nẵng, họ đã chọn Tây Nguyên để xây dựng và phát triển các khu đô thị vệ tinh.
Trục Đường Cao Tốc Phát Triển
Một yếu tố quan trọng khác thúc đẩy thị trường bất động sản Tây Nguyên là sự phát triển đồng bộ của các trục đường cao tốc. Các tuyến cao tốc trọng điểm như cao tốc Dầu Giây – Liên Khương đi qua Đồng Nai và Lâm Đồng, cao tốc Gia Nghĩa – Chơn Thành đi qua Đắk Nông và Bình Phước, cùng với điểm kết nối giữa đường Hồ Chí Minh và Quốc lộ 28 của tỉnh Đắk Nông, đã góp phần làm tăng giá trị bất động sản tại Tây Nguyên và thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội tại khu vực này.
Trào Lưu “Bỏ Phố Về Rừng”
Trong những năm gần đây, xu hướng “bỏ phố về rừng” với các mô hình nhà vườn, farmstay, homestay… ngày càng phát triển mạnh mẽ. Tây Nguyên trở thành lựa chọn hàng đầu nhờ vào vùng đất trù phú, khí hậu mát mẻ, không gian xanh và nền văn hóa, ẩm thực đặc sắc. Cùng với sự phát triển đồng bộ của hạ tầng giao thông, Tây Nguyên đã và đang trở thành điểm đến lý tưởng cho những ai muốn lập nghiệp, tìm kiếm cơ hội mới hoặc đơn giản là thay đổi môi trường sống, thoát khỏi những xô bồ và áp lực trong cuộc sống hàng ngày.
Các farmstay, homestay được xây dựng ngày càng nhiều. Ảnh: thanhnien.vn
4. Các Dự Án Bất Động Sản Nổi Bật Tại Tây Nguyên
Với tất cả các thế mạnh kể trên, Tây Nguyên đã trở thành điểm đến hấp dẫn của nhiều doanh nghiệp bất động sản lớn. Dưới đây là một số dự án bất động sản nổi bật của các “ông trùm” trong ngành tại khu vực này:
Tổ hợp dịch vụ cho hãng ô tô VinFast và dự án Tổ hợp Trung tâm thương mại – Khách sạn 5 sao tại thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) của Tập đoàn Vingroup.
Dự án Khu Dân cư phường B’lao, Khu Du lịch sinh thái thác Đá Bàn, Khu Du lịch thiên đường mắc ca tại thành phố Bảo Lộc (Lâm Đồng) của Tập đoàn Him Lam.
Khu Tổ hợp dịch vụ, du lịch sinh thái sân golf, cáp treo núi Sapung và Khu Đô thị, dịch vụ giải trí – nghỉ dưỡng hồ Nam Phương 1 và hồ Nam Phương 2 của Tập đoàn Ecopark.
Khu đô thị du lịch sinh thái hồ Đắk R’Tih tại thành phố Gia Nghĩa (Đắk Nông) của Tập đoàn T&T.
VinFast Đắk Lắk thành phố Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk. Ảnh: dailyxe.com.vn
Bài viết đã giải đáp thắc mắc về các tỉnh thuộc Tây Nguyên cùng một số thông tin liên quan đến thị trường bất động sản tại khu vực này. Hy vọng những cập nhật này sẽ giúp người mua đưa ra quyết định tốt nhất cho nhu cầu mua bán hoặc đầu tư bất động sản tại đây. Ngoài ra, bạn đọc có thể truy cập chuyên trang wiki Bất Động Sản để theo dõi những bài viết và thông tin quy hoạch mới nhất tại các tỉnh thành khác trên cả nước.
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Thông tin cung cấp chỉ mang tính chất tham khảo chung, onehouse.com.vn không đưa ra bất kỳ tuyên bố hoặc bảo đảm nào liên quan đến thông tin này, bao gồm nhưng không giới hạn ở việc bảo đảm tính phù hợp cho bất kỳ mục đích cụ thể nào theo quy định của pháp luật. Mặc dù đã nỗ lực để đảm bảo thông tin trong bài viết chính xác, đáng tin cậy và đầy đủ tại thời điểm đăng tải, nhưng thông tin này không nên được sử dụng làm cơ sở để đưa ra quyết định tài chính, đầu tư, bất động sản hoặc pháp lý. Ngoài ra, thông tin này không thể thay thế cho lời khuyên từ một chuyên gia được đào tạo, người có thể xem xét và đánh giá các tình huống và hoàn cảnh cá nhân của bạn. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nếu bạn sử dụng những thông tin này để đưa ra quyết định.